Chỉ có thể là e muathuvang_vt . P/s: a gọi đò đã ạ e cả nón roài đấy và ván này nữa, a gọi đò ko đỡ nổi luôn nhé
Ký ức về tết Trung thu. Trong tiết trời thu tháng 8 mát dịu, bầu không khí se lạnh về đêm mang lại cảm giác an lành và thư thái. Ngồi ngắm bầu trời đầy sao mà trong ký ức ùa về những ngày xưa thơ bé háo hức đón chờ tết Trung thu. Cũng chẳng có gì cao sang hay lấp lánh cả, chỉ là những đồ chơi dân gian truyền thống như đèn trống, mặt nạ và đèn ông sao... đều do chính tay ông nội làm cho. Trên chất liệu giấy dó được phết hồ nếp thơm phức cùng với bàn tay khéo léo của ông đã tạo nên những đồ chơi vô cùng hấp dẫn trong mắt những đứa trẻ như tôi mỗi độ Trung thu về. Thời đó, kinh tế gia đình nói riêng và cả làng nói chung đều còn thiếu thốn nên khái niệm tết Trung thu và những đêm hội trăng rằm là một điều gì đó xa xỉ đến độ hời hợt. Người lớn còn bận bịu với những lo toan cơm áo để mưu sinh nên coi tết Trung thu cũng chỉ là ngày rằm tháng 8 đơn thuần. Với chúng tôi, tết Trung thu có ý nghĩa vô cùng khác lạ và háo hức chờ mong. Mỗi buổi chiều tan học, vội vàng vứt bỏ cặp sách và đôi dép quăng ngang để chạy đi kiếm những chiếc lốp xe đạp về làm đuốc, kiếm những gốc cây điền thanh về phơi khô làm pháo hoa và đơn giản hơn nữa là kiếm những cục đất sét về để cùng nhau nặn pháo. Niềm kiêu hãnh của mỗi đứa chúng tôi thời bấy giờ là xem đuốc ai dài hơn, cháy lâu hơn và pháo hoa của ai ném cao hơn, lung linh hơn. Mong chờ mãi rồi tết Trung thu cũng tới. Ngay từ chiều sớm đã giục mẹ nấu cơm ăn sớm để còn rủ nhau tụ tập ngoài sân miếu đón chờ sư tử. Nét mặt đứa nào cũng toát lên vẻ háo hức và hớn hở thi nhau khoe đuốc dài và nhiều pháo hoa. Khi mà tiếng trống, tiếng xèng rộn ràng cùng với tiếng nổ ròn rã của những chiếc công nông chở đoàn múa sư tử vọng tới thì không khí trở nên náo nhiệt vô cùng. Đêm trăng rằm ở vùng quê không có ánh sáng của đèn cao áp nhưng rực sáng bởi những ngọn đuốc, những đèn lồng và đèn ông sao xếp hàng trước sân miếu. Sau khi đoàn múa sư tử trình diễn xong thì cũng là lúc lũ trẻ chúng tôi ùa ra đồng với đuốc và pháo hoa trên tay soi sáng thành một đoàn dài huyền ảo. Dưới ánh trăng sáng nhẹ, chúng tôi đi vòng ra Ụ Pháo rồi ra cánh đồng Chi Dương và cuối cùng là vòng về đường Phong Giang kết thúc. Vừa đốt đuốc, vừa nói chuyện, vừa tận hưởng cái không khí Trung thu đặc trưng của vùng quê dưới sự chứng kiến của chị Hằng và những đợt gió mang theo hương lúa thơm dịu thổi về. Vẫn chân đất, vẫn quần áo vá nhưng chúng tôi thực sự vui vẻ và vô tư tận hưởng tết Trung thu nguyên chất của làng quê. Tết Trung thu ở nông thôn chỉ đơn giản có thế, không có đồ chơi hiện đại như ở thành phố. Nhưng mỗi độ trăng rằm người dân trong làng từ già tới trẻ ai ai cũng nô nức đi xem múa sư tử, trẻ em thì háo hức nô đùa đi theo đoàn rước khắp thôn. Hình ảnh này với nhiều vùng nông thôn là không phải là hiếm, nhưng ở nhiều thành phố khi ánh đèn điện sáng rực và nhan nhản những đồ chơi, bánh trái thì đôi khi không khí rộn rã của đêm hội trăng rằm vùng quê lại thật khó tìm. Nhớ lắm những Trung thu ngày ấy./.
thi khoa cử mà đỗ nhiêu vậy thì...thì ...quá giỏi anh phương , đỗ như nầy thời sưa thì cứ gọi là ./..
theo e đc biết thì a brucu thi cử như này nhìu ae theo ko kịp, nhưng thành tích này vẫn thua 1 đại ma đầu trong CHLT mình đó c bep ak
Huyền ơi,Đại ma đầu gian ác Cường ma- Anh ý bảo phải đỗ 10 lần Tiến sỹ cơ.Đó là kì thi gián đoạn ,nếu ko thì chắc 20 lần rồi...Eo ơi ,xấu hổ quá,chị đang thất học nè
Hai em đừng tính lẻ tẻ làm rối hết não của các chắn thủ khác. Gói gọn trong một con số đó là: Đại ma đầu Cuongmah0911 có 28 bằng cấp các loại. Thế thôi Cũng may mà Chanphom.com ngừng thi cử chứ nếu còn tiếp diễn thì không biết đằng nào mà lần.
Lâu lắm roài mới mời được cụ ông về nhà 2 lần liên tiếp....Khà khà .Đã thế còn nhặt được 3 đôi dép tổ ong nữa chứ